TOP 5 Điều nên làm để tránh đau bao tử

bởi Góp ý
1 bình luận

Đau bao tử là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở thế hệ trẻ chuyên thức khuya dậy sớm, sinh hoạt và ngủ nghỉ không điều độ. Căn bệnh này gây nhiều phiền toái khiến người bệnh đau bụng âm ỉ, ợ chua, nặng hơn sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Nếu để bệnh trở nặng, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Trong bài viết này, top5kythu xin giới thiệu cho các quý bạn đọc danh sách những điều nên làm để tránh đau bao tử.

1. Ăn đúng giờ

Ăn đúng giờ là một thói quen vô cùng tốt, không chỉ phần nhiều đêm đến ích lợi cho hệ tiêu hóa của bạn mà còn góp phần cải thiện nhiều khía cạnh trong sức khỏe, đời sống của bạn. Việc ăn không đúng giờ, không điều độ khiến bụng khi thì quá đói, khi thì quá no, dạ dày sẽ phải làm việc với những cường độ thất thường quá thường xuyên. Sau một thời gian dài, bao tử của bạn sẽ kiệt sức đấy!

Ăn đúng giờ
Ăn đúng giờ

Bạn hãy tạo cho riêng mình một thời khóa biểu các bữa ăn sao cho thiết thực nhất đối với lịch trình công việc của bản thân. Tránh ăn trễ quá hoặc sớm quá sẽ gây rối loạn quá trình tiết dịch tiêu hóa của dạ dày dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng. Bữa sáng gần như là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau một khoảng thời gian kéo dài kể từ bữa tối ngày hôm trước, cơ thể cần được nạp năng lượng ngay để có thể khởi đầu ngày mới một cách thuận lợi, khoẻ mạnh. Thời điểm hoàn hảo nhất cho bữa sáng nằm trong khoảng 7 – 8h và các bạn cũng cần lưu ý, không nên ăn ngay khi vừa thức dậy mà hãy để cách ít nhất khoảng 30 phút. Trong thời gian đó, chúng ta hãy vận động cơ thể một chút và làm vệ sinh cá nhân. Bạn cũng không nên ăn sáng sau thời gian này bởi ăn muộn sẽ làm ảnh hưởng tới bữa trưa đó.

Thời điểm tốt nhất để ăn trưa:

Là khoảng 13h, tuy nhiên, tuỳ vào tình hình sắp xếp công việc, bạn có thể ăn trưa trong khoảng thời gian 12h30 – 14h đều được. Ăn trưa quá sớm sẽ khiến bạn ăn không thực sự ngon miệng, còn ăn quá muộn sẽ khiến dạ dày khó chịu, cơ thể mệt mỏi, uể oải vì đói và qua cơn đói, cơ thể không còn muốn ăn nữa, lâu dần sẽ dẫn tới chán ăn. Lưu ý, thời gian ăn trưa nên cách bữa sáng ít nhất 4 tiếng. Như vậy sẽ đảm bảo ngon miệng hơn và thuận lợi hơn cho việc tiêu hoá thức ăn.

Thời điểm tốt nhất để ăn trưa:
Ăn đúng giờ là một thói quen tốt không những giúp ích cho quá trình tiêu hóa mà còn có tác dụng phòng bệnh loét dạ dày tá tràng

Thời điểm tốt nhất để ăn bữa tối là 18h30. Tuy nhiên, nếu công việc quá bận rộn, bạn có thể ăn muộn hơn một chút, chỉ cần đảm bảo bữa tối ăn trước 21h là được. Tương tự như bữa trưa và bữa sáng, ăn quá sớm thì không ngon, mà ăn quá muộn thì lại khiến dạ dày bị khó chịu.

Hơn nữa, sau bữa tối sẽ là khoảng thời gian đi ngủ nên nếu ăn quá muộn còn khiến hệ tiêu hoá làm việc không hiệu quả, mỡ tích tụ, gây tăng cân, làm tăng kích thước vòng eo… Các bạn nên ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Cụ thể, nếu bạn thường đi ngủ lúc 22h thì hãy ăn tối vào khoảng 19h nhé!

2. Tránh bỏ bữa ăn

Dù cho bận rộn đến mức nào thì điều cấm kị nhất trong việc giữ gìn sức khỏe dạ dày đó chính là bỏ bữa. Đặc biệt, trong giới trẻ hiện nay, quan niệm cho bữa sáng là bữa phụ và thói quen dậy trễ mà bỏ bữa sáng đã gây nên rất nhiều hệ lụy.

Trong thực tế, bữa ăn sáng là cách để bạn có thể bắt đầu một ngày học tập và làm việc tốt nhất. Những người có chế độ ăn sáng thường xuyên sẽ không bị thừa cân và trong suốt các bữa ăn đều cảm thấy ngon miệng hơn. Thời gian đi ngủ tốn rất nhiều năng lượng của chúng ta bởi vì đây chính là lúc mà các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất. Việc bỏ bữa sáng sau một đêm dài sẽ khiến cơ thể uể oải, thậm chí nếu để lâu sẽ khiến chơ thể kiệt sức.

Tránh bỏ bữa ăn
Không nên bỏ bữa ăn

Khi bỏ ăn, dịch tiêu hóa vẫn được tiết ra trong khi dạ dày không có thức ăn. Điều này sẽ dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh loét dạ dày. Dạ dày thì luôn co bóp, dịch vị thì tiết ra nhưng lại không có gì để tiêu hóa, lâu dần sẽ dẫn tới viêm loét dạ dày. Do nhu động ruột giảm, một số chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không được đào thải ra bên ngoài, nếu để lâu dần nó sẽ tạo thành sỏi gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Do vậy, bạn đừng bỏ bữa vì bất cứ lý do gì nhé.

Top-5-dieu-nen-lam-de-tranh-dau-bao-tu-4
Bỏ bữa ăn chính là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng

3. Hạn chế thức khuya

Cơ thể của bạn chính là một bộ máy làm việc không ngừng nghỉ. Giấc ngủ chính là thời gian bảo dưỡng máy móc hiệu quả nhất cho mỗi người. Tuy nhiên khi bạn thức quá khuya thì làm cho quá trình hoạt động đó bị ảnh hưởng gây nên các bệnh điển hình là viêm loét dạ dày.

 Hạn chế thức khuya
Hạn chế thức khuya

Thời gian khi cơ thể chìm vào giác ngủ chính là quãng thời gian dạ dày cũng được nghỉ ngơi. Ngược lại, thức khuya lại làm cơ thể tiêu hao năng lượng dạ dày không được nghỉ ngơi và vẫn liên tục hoạt động. Dạ dày sẽ trở nên quá tải nếu cứ phải làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài, khiến việc tiết dịch vị cũng vì thế mà trở nên dư thừa, gây lở loét dạ dày.

 Hạn chế thức khuya
Thức khuya là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng

Để phòng ngừa viêm loét dạ dày do thức khuya gây ra thì việc tiến hành đi ngủ đúng giờ là một khuyến cáo cần thiết, bởi không chỉ giúp bảo vệ dạ dày mà việc ngủ đúng giờ còn giúp cho các cơ quan khác không bị xâm hại như gan, thận, da, tim mạch…Thời gian tốt nhất để cơ thể cần được nghỉ ngơi đó là lúc 10h tối.

4. Hạn chế thức ăn cay nóng

Có lẽ ai đã từng bị đau dạ dày cũng sẽ thấu hiểu rõ rằng đồ cay nóng sẽ khiến bạn khổ sở đến mức nào. Những cơn đau thắt từng cơn luôn âm ỉ kéo đến khiến người bệnh vã mồ hôi đầm đìa. Riêng với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng, ngay khi ăn đồ ăn cay hoặc uống rượu, niêm mạc dạ dày sẽ phản ứng ngay lập tức với dấu hiệu đau thượng vị, buồn nôn, mệt mỏi.

Hạn chế thức ăn cay nóng
Hạn chế thức ăn cay nóng

Các chất tạo cay có trong thực phẩm khi tiếp xúc với niêm mạc dạ dày nhiều sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng. Đối với những người bệnh về dạ dày, chất cay sẽ kích thích các vết viêm, loét làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là gây ra xuất huyết. Đồng thời, những loại chất này cũng kích thích khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn đấy.

Hạn chế thức ăn cay nóng 2
Không nên ăn cay hoặc các món ăn có chứa gia vị cay nóng

5. Không hút thuốc lá

Ở những người bị viêm loét dạ dày tá tràng thì chất nicotin có trong khói thuốc lá khi được hít vào trong sẽ kích thích sản sinh nhiều chất cortisol tương tự như khi bạn bị stress. Đây chính là tác nhân nguy hiểm gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu như người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP.

Không hút thuốc lá
Nói không với thuốc lá

Bên cạnh đó, thuốc lá còn kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh ra chất endothelin làm cho cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy yếu. Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến vùng niêm mạc dạ dày và ngăn cản không cho dạ dày bài tiết ra chất nhầy. Do vậy, những đối tượng có hút thuốc lá, đặc biệt là những người hút thuốc lá thường xuyên với số lượng nhiều rất dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, để phòng bệnh hiệu quả, bạn không nên hút thuốc lá.

Không hút thuốc lá 2
Hút thuốc lá cũng gây nhiều nguy hại cho hệ tiêu hóa của bạn, đặc biệt là dạ dày.

—- Có thể bạn quan tâm : Top 5 kem bôi, sữa tắm trắng da cao cấp

Bạn có biết ???

1 bình luận

TOP 5 mẹo giảm rụng tóc hiệu quả từ thiên nhiên 19/08/2021 - 08:17

[…] —- Có thể bạn quan tâm : TOP 5 Điều nên làm để tránh đau bao tử […]

phản hồi

Để lại bình luận