Top 5 tác hại không ngờ của thiếu ngủ

bởi Góp ý
0 bình luận
tác hại không ngờ của thiếu ngủ

Một người trưởng thành ngủ khoảng 6 – 8h mỗi đêm để có được tinh thần thoải mái và tỉnh táo mỗi sáng thức dậy. Tuy nhiên, không phải ai cũng ngủ đủ giấc để có sức khỏe tốt. Nghỉ ngơi và ngủ là 2 hoạt động hoàn toàn khác nhau, bạn có thể thư giãn nghỉ ngơi trong lúc xem tivi hay đọc sách nhưng như vậy không có nghĩa bạn đang ngủ. Nếu bạn có thói quen ngủ ít thì ngay bây giờ nên thay đổi thói quen này để luôn có “tinh thần minh mẫn trong thân thể tráng kiện”.

Thiếu ngủ là gì?

Thiếu ngủ là trạng thái một người ngủ ít hơn nhu cầu cơ thể. Thời gian ngủ cần thiết cảm thấy sảng khoái cũng tùy thuộc vào từng cá nhân và thay đổi theo độ tuổi. Việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Hiện tượng thiếu ngủ có thể gây ra sự lãng quên, kém tập trung… Nặng hơn thế có thể thay đổi tâm trạng, bị trầm cảm và một số bệnh lý khác. Vậy thiếu ngủ có triệu chứng gì?

Thiếu ngủ là gì?

Triệu chứng thiếu ngủ là gì?

Có rất nhiều triệu chứng gây ra thiếu ngủ. Những người mới mắc thiếu ngủ và người mắc lâu dài có những triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau.

Người mới chớm gặp tình trạng thiếu ngủ thường có những triệu chứng gồm:

  • Khó ngủ, không ngủ được.
  • Buồn ngủ cả ngày.
  • Không có khả năng tập chung.
  • Giảm sức mạnh thể chất.
  • Giảm trí nhớ.
  • Thiếu động lực.
  • Hay mệt mỏi, cáu gắt.

Triệu chứng thiếu ngủ kéo dài theo thời gian có thể bị một số bệnh lý gồm:

  • Tăng nguy cơ trẩm cảm và bệnh tâm thần.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, hen suyễn.
  • Gây ảo giác.
  • Tâm trạng bất thường.

1. Thiếu tập trung

 Thiếu tập trung

Thật vậy giấc ngủ có liên quan đến những suy nghĩ và khả năng học tập, ngủ không đủ giấc sẽ có những ảnh hưởng đến quá trình nhận thức. Ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm ảnh hưởng đến sự tập trung, mức độ cảnh tỉnh và cách giải quyết vấn đề cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ những “sự kiện” vào bộ nhớ, nếu thiếu ngủ khiến bạn không thể nhớ những điều đã học được.

2. Trầm cảm

 Trầm cảm

Đây là hệ quả của việc thiếu ngủ, có mối liên quan trực tiếp với tình trạng lo âu, nguyên nhân do cản trở dẫn truyền các xung động thần kinh. Khi có điều gì gây cảm giác chản nản, phiền muộn thì hãy nhớ lại bạn đã ngủ bao nhiêu giờ trong đêm. Xét trong cuộc sống không có điều gì tác động đáng kể đến trầm cảm thì đến lúc bạn hãy dành sự quan tâm đến giấc ngủ!

3. Béo phì và tăng huyết áp

Béo phì và tăng huyết áp

Khi thiếu ngủ, hormon ghreline tăng và hormon leptine giảm ( hormon ghreline: cảm giác đói và hormon leptine: cảm giác no) chính điều này khiến dễ tăng cân. Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi và càng “lười” tham gia các hoạt động thể chất, thêm vào đó càng có nhiều khả năng ăn nhiều chất béo bão hòa và đường!

Ngoài ra sự mệt mỏi “triền miên” còn ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Giấc ngủ giúp kiểm soát hormon căng thẳng, chính điều này giúp ổn định huyết áp ở mức bình thường.

4. Lão hóa da sớm

Lão hóa da sớm

Khi thiếu ngủ sẽ xuất hiện các vết thâm quầng dưới mắt. Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, cortisol (hormon căng thẳng) được sản xuất ra với một lượng lớn. Cortisol sẽ phá hủy collagen có trong các tế bào da, khiến da mất tính đàn hồi, mềm mại…Phụ nữ ngay cả trẻ tuổi nếu thiếu ngủ sớm xuất hiện các vết nhăn, đặc biệt các vết chân chim ở khóe mắt… Nếu bạn muốn có làn da trẻ đẹp trong mọi hoàn cảnh hãy nên đi ngủ trước 22 giờ, nên nhớ rằng làn da “tái sinh” trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 2 giờ sáng.

5. Suy yếu hệ thống miễn dịch

Suy yếu hệ thống miễn dịch

Khi ngủ, cơ thể sản xuất cytokine bảo vệ, các kháng thể… giúp chống lại nhiễm trùng. Quá trình này cần thiết giúp cơ thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc vi rus. Khi thiếu ngủ, cơ thể không thể tự bảo vệ chống lại các tác nhân nhiễm trùng, kết quả nguy cơ dễ mắc bệnh hơn! Mất ngủ trong thời gian dài, tăng nguy cơ tiểu đường và các bệnh lý tim mạch.

—- Có thể bạn quan tâm: TOP 5 Mẹo giảm mập bụng cho người ngồi nhiều

Bạn có biết ???

Để lại bình luận