Top 5 câu hỏi đố vui khoa học cho bé

bởi Góp ý
0 bình luận

Đối với các bé nhỏ thì thế giới luôn tràn ngập những câu hỏi lý thú. Để thúc đẩy sự ham học hỏi, tìm tòi của bé, các ông bố, bà mẹ cũng có thể chủ động hỏi các bé những câu hỏi khoa học thường ngày. Đây cũng sẽ là cơ hội dành cho gia đình có thời gian cùng nhau và được gắn kết với nhau hơn.

1. Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?

Đây chính là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ. Người bị rối loạn sẽ nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két trong vô thức, gây nhiều bất lợi cho người ngủ cùng và kể ả cho sức khỏe răng hàm mặt của người nghiến răng.

Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần, ví dụ như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh, khủng hoảng ban đêm, hội chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và tăng động/thiếu tập trung.

Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?
Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?

2. Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?

Càng lên cao, con người sẽ càng chịu nhiều áp lực của không khí và những tác nhâu ngoại cảnh khác như tiếng gió. Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cân bằng trong tai, khiến người ta có cảm giác mất cân bằng, gây chóng mặt và nôn mửa – những triệu chứng giống say xe. Tuy nhiên, nếu đi leo núi thì con người lại ít bị ảnh hưởng bởi việc này.

Vì tầng cao là lên thẳng, tạo ra sự tương phản độ cao rõ rệt với cảnh vật xung quanh, do đó kích thích mạnh mẽ hơn. Lên núi, dù cho núi cao gấp nhiều lần toà nhà, nhưng do độ cao của nó thoai thoải, tăng dần, khác biệt với chung quanh không rõ rệt, đứng ở ngọn núi này vẫn thấy nhiều ngọn núi khác nhấp nhô, cho nên không tạo ra kích thích mạnh, ít ảnh hưởng đến thần kinh con người.

Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?
Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?

3. Vì sao lại có sương mù?

Đây là hiện tượng tự nhiên khi hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta. Hiện tượng này thường xảy ra khi thời thiết chuyển lạnh.

  • Ðộ ẩm tương đối của không khí phải cao.
  • Nhiệt độ không khí tương đối thấp.
  • Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.
Vì sao lại có sương mù?
Vì sao lại có sương mù?

4. Vì sao bầu trời lại có màu xanh?

Khi ánh sáng đi vào khí quyển của Trái Đất, những bước sóng ngắn đều sẽ bị các phân tử khí hấp thụ và tán xạ. Ánh sáng phát ra từ mặt trời gồm nhiều màu sắc, mỗi màu lại có một bước sóng khác nhau. Ánh sáng bước sóng ngắn bị hấp thụ sau đó sẽ được tán xạ ra ngoài theo rất nhiều hướng khác nhau. Ánh sáng màu xanh lam có bước sóng tương đối ngắn, nên các phân tử trong không khí phân tán nó đi xung quanh, làm nhuộm cả bầu trời thành màu xanh dương. Do đó, khi bạn ngước nhìn lên phía trên đầu mình thì bầu trời sẽ luôn có màu xanh.

Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn nên bị tán xạ
Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn nên bị tán xạ

5. Vì sao lá cây có màu xanh lục?

Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng, bao gồm 7 màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục của lá cây.

Lá cây có màu xanh vì chứa nhiều diệp lục
Lá cây có màu xanh vì chứa nhiều diệp lục

Top5kythu mong rằng những câu hỏi gợi ý trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Hãy dành thời gian cho bé và cùng nhau tìm hiểu những vấn đề khoa học đầy lý thú nhé.

—- Có thể bạn chưa biết : Top 5 món quà ý nghĩa dành cho bé ngày quốc tế thiếu nhi

Bạn có biết ???

Để lại bình luận