Top 5 dấu hiệu thể hiện ở con người mạnh mẽ

bởi Góp ý
0 bình luận

Thoạt đầu, tôi nghĩ rằng “mạnh mẽ” được hợp thành từ nhiều yếu tố: quyết đoán, độc lập, kiên định. Tất cả những yếu tố tuyệt vời đó tuy rằng độc lập, nhưng khi hợp lại sẽ tạo thành một phẩm chất xuất chúng hơn là “mạnh mẽ”. Nhưng tôi đã lầm. Mạnh mẽ không hề là một nét tính cách, mà là khung định hình tâm trí. Đó là cách bạn nhìn người khác và nhìn chính mình.

người mạnh mẽ

Thật khó để định lượng cụ thể mạnh mẽ, nhưng khi bạn gặp được thì bạn sẽ nhận ra. Đây là 5 dấu hiệu cơ bản nhất của những người mạnh mẽ.

1. Họ có một tư duy cầu tiến

Những người có tư duy cầu tiến tin rằng họ vẫn có thể thông minh hơn, và nỗ lực sẽ khiến họ mạnh mẽ hơn. Họ tin rằng với “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì họ sẽ nâng cấp được cuộc sống của mình. Nghiên cứu của Michael Merzenich về tính khả biến thần kinh cũng đã xác thực điều này. Tư duy cầu tiến kết hợp với thực tại thì bộ não sẽ dần thay đổi khi tiến vào tuổi trưởng thành.

Nhưng tại sao tư duy cầu tiến lại cần sức mạnh? Vì nó xuất phát từ nhận thức rằng tôi không thể có tất cả những gì tôi muốn (sự khiêm tốn) và tôi là người nắm giữ số mệnh của tôi (trách nhiệm với bản thân). Cả hai điều này là dấu hiệu của một người mạnh mẽ.

Tư duy cầu tiến xuất phát từ nhận thức rằng tôi không thể có tất cả những gì tôi muốn (sự khiêm tốn) và tôi là người nắm giữ số mệnh của tôi (trách nhiệm với bản thân), đây đều là dấu hiệu của sự mạnh mẽ.

tư duy cầu tiến

2. Họ không sợ bị hiểu lầm

Trong bài phát biểu “Citizenship in a Republic” của Tổng thống Theodore Roosevelt có nói: “Nên được nêu danh không phải những người hay chỉ trích, những người thích bắt lấy những lần vấp ngã của kẻ mạnh, hoặc bới móc lỗi lầm của những người dám lăn xả. Những người đáng được vinh danh là những người đã thật sự tham gia chiến đấu, với khuôn mặt trầy xước đầy bụi bặm, mồ hôi và máu; những người luôn dũng cảm phấn đấu, để rồi phạm sai, thất bại hết lần này đến lần khác, bởi vì không có nỗ lực nào mà không có sai lầm hay thiếu sót…”

Đó có thể là những người tự khởi nghiệp, người viết lách để kiếm sống, người diễn thuyết trước đám đông, người làm nghệ thuật. Họ dám bộc lộ bản thân cho đám đông đánh giá, cũng chính là khán giả ngồi quanh đấu trường. Trích dẫn của Roosevelt cho rằng việc đấu tranh cũng gắn liền với mạnh mẽ khi nói về “sự vấp ngã của kẻ mạnh”.

Kẻ mạnh luôn chấp nhận bị hiểu lầm trước khi vấp ngã. Những người đứng xem chỉ trỏ và đánh giá đấu sĩ, nhưng thường là sai lầm. Một đấu sĩ yếu ớt sẽ từ bỏ vũ đài và gia nhập với đám đông ồn ào sau khi bị hiểu lầm, bị nhục mạ, bị mạt sát. Chỉ người mạnh mẽ mới trụ lại. Họ chấp nhận bị hiểu lầm và cả những hệ lụy theo sau, vì họ hiểu được đó là một điều hiển nhiên, là món bưu phẩm đi kèm với sự thành công. Họ biết rằng khi đã vượt qua điệp khúc “anh nghĩ mình là ai?” thì chỉ còn vài bước nữa thôi là đến được với sự vĩ đại.

không sợ bị hiểu lầm

3. Họ có những người bạn thành công

Không phải là “thấy sang bắt quàng làm họ” đâu nhé, mà nghĩa là trong vòng quan hệ của họ có những người thành công. Họ không nhất thiết phải nổi tiếng, nhưng họ đều giỏi trong một lĩnh vực nào đó, có thể là về chuyên môn, hoặc có nhiều mối quan hệ, hoặc bất kỳ mảng nào khác.

Một người có tâm lý yếu đuối không có nhiều bạn bè thành công, vì điều đó sẽ khiến họ thấy bất an. Họ thích làm “thằng chột ở xứ mù” hơn, vì như thế sẽ thỏa mãn cái tôi vị kỷ của họ. Còn người mạnh mẽ thì sẽ giữ mối quan hệ với người thành công, vì họ nhận thức rõ bản thân mình và biết rằng đó là cách duy nhất để phát triển. Nếu bạn đang giao thiệp với một người có những người bạn thành công như thế, khả năng rất cao đó là một người mạnh mẽ.

Người mạnh mẽ thì sẽ giữ mối quan hệ với người thành công, vì họ nhận thức rõ bản thân mình và biết rằng đó là cách duy nhất để phát triển.

có những người bạn thành công

4. Họ đối mặt với những khía cạnh dễ tổn thương của mình

Tất cả chúng ta đều có những bất an, hoài nghi và lo âu. Một người yếu đuối khi đối mặt với những điều đó sẽ không tỏ ra mình tổn thương. Thay vào đó, họ vùng vẫy, họ tránh né hoặc giả vờ hạnh phúc, nhưng lại không chịu bày tỏ bản thân, bày tỏ suy nghĩ hoặc cảm xúc của họ cho những người mà họ quan tâm.

Cũng giống như việc bị hiểu lầm, thể hiện những khía cạnh yếu đuối của mình cũng như đang bộc lộ bản thân trước con mắt soi xét của người khác. Khi chỉ còn lại sự thật về những bất an trong ta, ta không thể biết được những người ta yêu thương có chấp nhận phiên bản chân thật này của ta hay không.

Thể hiện những khía cạnh yếu đuối của mình cũng như đang bộc lộ bản thân trước con mắt soi xét của người khác, điều chỉ những người mạnh mẽ làm được. Họ dám đối mặt với nó ngay cả khi họ thà rằng quay lưng trốn chạy (giống trường hợp của tôi).

đối mặt với những khía cạnh dễ tổn thương của mình

5. Họ để bạn làm người chốt hạ

Có câu: “Rượu nhạt uống mãi cũng say/ Người hay nói lắm cũng nhàm”. Người mạnh mẽ sẽ để người khác làm nhiệm vụ “bế mạc”, dù có khi người đó không đúng. Họ nhường ánh đèn sân khấu cho người đó, để người đó hưởng trọn hào quang. Chỉ người luôn có cảm giác an toàn mới hiểu rõ giá trị của chính mình và không cần đem ra so đua với người khác. Đây là cả một lối sống chứ không phải chỉ vài lần.

Mải mê “sửa lưng” người khác để chứng tỏ bản thân trong tuyệt vọng là cách làm của kẻ yếu. Tự tin vào bản thân mới là sức mạnh. Khẳng định người khác, chứ không phải tự quảng cáo bản thân.

5. Họ để bạn làm người chốt hạ

Nếu bạn gặp một người mạnh mẽ như vậy, hãy nhớ rằng sự mạnh mẽ đó không tự nhiên mà có. Đó là kết quả của hàng triệu quyết định nhỏ nhặt từng ngày, giao thiệp với những người xuất chúng, luôn suy nghĩ cầu tiến, trải qua những hiểu lầm, bao dung với khía cạnh dễ tổn thương của mình, và nhường cho người khác tỏa sáng.

Khi bạn tìm thấy một người như vậy, hãy giữ chặt họ. Nếu bạn từng dành thời gian với họ, bạn sẽ cảm thấy tò mò bởi vẻ khiêm tốn nhưng đúng mực và hợp lý mà không người nào đem đến được cho bạn.

—- Có thể bạn quan tâm : Top 5 dấu hiệu cho thấy có một trái tim rụt rè đang đơn phương bạn

Bạn có biết ???

Để lại bình luận