Top 5 phép ứng xử cần dạy cho trẻ nhỏ trước 10 tuổi

bởi Góp ý
0 bình luận

1. Chủ động chào hỏi

Hành động chủ động chào hỏi sẽ giúp bé sau này dễ thích nghi với môi trường mới, nhanh kết bạn và gây những ấn tượng tốt ban đầu đối với những người bé gặp, tạo nền tảng cho nhũng mối quan hệ tốt đẹp.

Đây là một trong nhất lễ nghi quan trọng nhất, đặc biệt là đối với người châu Á. Tuy nhiên, bạn không nên ép buộc bé chảo hỏi khi bé cảm thấy không thoải mái, điều này sẽ khiến bé vô cùng áp lực và trở nên sợ hãi những mối quan hệ mới. Thay vào đó, bạn có thể làm gương cho bé để bé học theo là được. Độ tuổi dưới 10 tuổi là thời gian các bé rất hay bắt chước, đặc biệt là gia đình và người thân trong nhà.

2. Không nô đùa hay làm ồn ở những nơi công cộng

Đã bao nhiêu lần bạn gặp những đứa trẻ hay quấy khóc ở nơi công cộng và cảm thấy khó chịu? Và đã bao nhiêu lần bạn gặp những người phụ huynh vô tâm và tỏ ra không có trách nhiệm? Nơi công cộng là nơi dành cho tất cả mọi người cùng hưởng thụ và thư giãn, bạn cần dạy bé từ những năm đầu đời thói quen biết tôn trọng người khác và những không gian chung.

Không nô đùa hay làm ồn ở những nơi công cộng

3. Nhất định phải nói với cha mẹ khi tự mình không giải quyết được vấn đề

Trẻ em cũng có những vấn đề rối rắm không khác gì người lớn. Quan niệm “trẻ em thì không biết áp lực” là một quan niệm vô cùng sai lầm đã ăn sâu vào nhận thức của các bậc phụ huynh Việt Nam bao đời nay. Điều này vô tình khiến trẻ có xu hướng khép kín và đẩy bố mẹ ra xa, nhất là khi các bé bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì. Bạn cần dạy cho bé hiểu rằng bố mẹ cũng là những người bạn rất tâm lí, có khả năng giúp đỡ bé mỗi khi bé có vấn đề gì xảy đến trong cuộc sống.

4. Không được táy máy đồ đạc của người khác

Đã bao lần bạn phải nghe những câu bao biện như: “Chỉ là trẻ em đùa vui thôi mà” hay “Món đồ đó thì có đáng giá bao nhiêu, không thể bỏ qua cho trẻ con được sao?” từ những vị phụ huynh có con nhỏ tự tiện đụng vào đồ của người khác. Đây là một tâm lí vô cùng sai. Bạn cần dạy cho bé biết tôn trọng đồ đạc và sự riêng tư của người khác. Khi thấy bất cứ đồ chơi hay đồ vật gì thú vị của người khác, bé cần phải xin phép trước khi động vào.

Không được táy máy đồ đạc của người khác

5. Không phê phán người khác mà quên đi ưu điểm của họ

Khi trẻ nói với bạn những lời không tốt về bạn của chúng, bạn có thể nhẫn nại lắng nghe, sau đó hỏi “Con có chú ý đến bạn ấy có những ưu điểm nào không?” Người làm cha mẹ nên dẫn dắt trẻ phát hiện nhiều ưu điểm của người khác, chứ không phải chỉ biết nói xấu sau lưng vì nếu điều đó diễn ra liên tục, bé sẽ dần trở thành một con người rất phiến diện, xấu tính.

—- Có thể bạn quan tâm : TOP 5 nguyên tắc trên bàn ăn mà ai cũng nên nhớ

Bạn có biết ???

Để lại bình luận