Top 5 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh các mẹ cần nắm rõ

bởi Góp ý
1 bình luận

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thời tiết hay bệnh theo mùa do trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên dễ xảy ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu…. đó, mẹ cần nhận biết chính xác để có phương hướng xử lý tối ưu cho trẻ.

dấu hiệu táo bón

1. Số lần đi ngoài của trẻ ít hơn bình thường

 Số lần đi ngoài của trẻ ít hơn bình thường

Mức độ bình thường của một đứa trẻ có hệ tiêu hóa ổn định là 1 lần 1 ngày. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thường đi ngoài 2-3 lần/ngày. Nhưng khi bé mắc táo bón thì tần suất đi ngoài giảm đi đáng kể. Với trẻ sơ sinh là 2-3 ngày mới đi ngoài 1 lần có kèm theo đau bụng, khó chịu, rát ở hậu môn. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến số lần đi ngoài của trẻ để phát hiện táo bón kịp thời.

2. Bé quấy khóc

Bé quấy khóc

Những trẻ sơ sinh bị táo bón có biểu hiện quấy khóc, hờn dỗi nhiều, chán ăn, bỏ bữa. Khi bé bị táo bón cơ bụng của bé sẽ cố gắng đẩy phân ra ngoài. Nhưng vì cơ bụng và hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đều non yếu nên bé phải rặn rất đau.

3. Bé có biểu hiện chướng bụng, khó tiêu

 Bé có biểu hiện chướng bụng, khó tiêu

Khi bị táo bón, bụng của trẻ sơ sinh sẽ bị chướng do ứ khí và thức ăn chưa tiêu hóa hết. Mẹ có thể cảm nhận thấy độ cứng của bụng khi ấn nhẹ lên dụng bé. Chướng bụng, khó tiêu lâu dần khiến bé xì hơi nhiều hơn và nặng mùi hơn. Cha mẹ cần nhanh chóng tìm ra phương pháp giúp bé giảm táo bón. Bởi khi để lâu, táo bón sẽ gây tổn thương đến hậu môn, lâu nữa sẽ thành trĩ hoặc ung thư rất nguy hiểm.

4. Bé biếng ăn, còi cọc

 Bé biếng ăn, còi cọc

Vì không thể tiêu hóa được thức ăn, dẫn đến lượng thức ăn chưa tiêu hóa được tích tụ lại trong ruột, đại tràng. Mỗi ngày một dồn ứ nhiều lên khiến trẻ không còn cảm giác ngon miệng. Hơn nữa, trẻ rặn đỏ mặt không thể đẩy chất cặn bã và phân ra ngoài khiến bé mệt mỏi, quấy khóc. Khi tình trạng này kéo dài, bé sẽ chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng.

5. Phân không thành khuôn, cứng và vón cục

 Phân không thành khuôn, cứng và vón cục

Bạn có thể dựa vào màu sắc phân và tình trạng phân để biết bé có táo bón hay không. Khi bé bị táo bón phân sẽ không thành khuôn, có màu sẫm. Tình trạng của phân luôn thành viên nhỏ cứng và khô. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, lâu không đỡ mẹ cần cho bé đi khám ngay. Ngược lại, nếu 1 – 2 ngày bé mới đi ngoài nhưng phân không khô cứng mà mềm thì mẹ không cần quá lo lắng.

—- Có thể bạn quan tâm : Top 5 phương pháp hỗ trợ giảm táo bón ở người lớn phổ biến nhất hiện nay

Bạn có biết ???

Để lại bình luận