TOP 5 Lý do không nên cho trẻ ăn dặm sớm

bởi Góp ý
0 bình luận

Nhiều mẹ vì những suy nghĩ sai, quan niệm không đúng hay đơn giản là vì ít sữa, sợ con đói mà bắt đầu cho bé ăn dặm từ rất sớm. Trên thực tế, việc làm này đem lại cho bé nhiều hệ lụy xấu về sức khỏe hơn là ích lợi. Trong khoảng thời gian sơ sinh, đường ruột của các bé rất yếu và hoàn toàn không thể tiêu hóa tốt các thức ăn lạ, dễ bị các bệnh liên quan đến thận, dị ứng và thậm chí là béo phì. Trong bài viết này, hãy cùng top5kythu tìm hiểu những lí do không nên cho trẻ ăn dặm sớm bạn nhé.

1. Ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa

Không phải ngẫu nhiên mà ta luôn nghe các mẹ các bà nói rằng: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Ngay từ lúc lọt lòng mẹ thì uống sữ mẹ luôn là ưu tiên hàng đầu danh cho bé, bởi vậy ngay từ khi sinh ra bé đã có phản xạ tìm vú mẹ. Bất kì thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ, kể cả sữa công thức (không ít trường hợp trẻ dị ứng với đạm sữa bò) đều tiềm ẩn những nguy cơ gây tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ.

Ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa
Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm sớm

Các hệ lụy kéo theo nhẹ nhất chính là rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, đau bụng, phân lỏng, tiêu chảy kéo dài, có nhầy nhớt hay sủi bọt, đi nhiều lần trong ngày. Nếu nặng hơn, bé có thể gặp các bệnh khó chữa về hệ tiêu hóa do hệ tiêu hóa của em chưa trưởng thành đủ để có thể thải loại những chất có hại và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày của bé có thể bị tổn thương nặng do phải tiêu hóa những thức ăn có kích thước lớn với hình dáng, mùi vị quá lạ, gay cọ xát nhiều vào thành dạ dày.

2. Ảnh hưởng sức khỏe hệ tiết niệu

Ngay cả sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé thì chỉ có ¼ dinh dưỡng thật sự được hấp thu ở dạ dày sau đó được hấp thu tiếp ở ruột non của bé. Với thức ăn dặm thì dù có loãng và xay nhuyễn tới đâu thì sẽ khó hấp thu hơn sữa mẹ, hệ tiêu hóa của trẻ không thể làm việc tối ưu, lượng thức ăn này sẽ được đẩy ra ngoài thông qua hai con đường đó chính là phân và nước tiểu.

Ảnh hưởng sức khỏe hệ tiết niệu
Ăn dặm sớm có thể ảnh hưởng chức năng thận ở trẻ

Đồng thời, trong khi hệ tiêu hóa của bé chưa thật sự phát triển, luôn thiếu các enzym phân giải protein, lipid, tinh bột thì nguy cơ những chuỗi phân tử lớn này lắng đọng ở cầu thận là không tránh khỏi, có thể dẫn tới viêm, sỏi thận, ảnh hưởng tới chức năng lọc của cầu thận.

3. Ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ

Các mẹ cứ nghĩ rằng cho ăn dặm thì bé sẽ ngủ ngon nhưng điều này là hoàn toàn sai. Cho trẻ ăn dặm sớm trẻ dễ bị mất ngủ. Việc hệ tiêu hóa phải hoạt động vượt quá công suất bình thường sẽ khiến bé khó chịu, trằn trọc trước mỗi giấc ngủ. Đồng thời, thức ăn chưa tiêu hóa được dễ làm bé đầy bụng khiến bé không yên giấc, một mặt chính vì mang nhiều góc cạnh nên chiếm khoảng không gian lớn (khác với sữa mẹ dưới dạng lỏng nên độ đặc khít cao hơn, chiếm ít thể tích hơn) nên mặc dù chiếm cùng thể tích nhưng lượng thức ăn dạ dày chứa lại không nhiều, có thể không đủ nhu cầu thức ăn cho bé.

Ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ
Trẻ có thể bị mất ngủ, trằn trọc khó ngủ

Khoa học đã chứng minh, sữa mẹ với thành phần lactose cao giúp nuôi dưỡng não phát triển nên ở trẻ có giấc ngủ động, khác hẳn giấc ngủ trằn trọc do đầy bụng mà thức ăn dặm đem lại. Nuôi con sữa mẹ giúp trí não bé phát triển tối ưu, giấc ngủ với bé vô cùng quan trọng vì bé phát triển chiều cao và trí não ngay trong giấc ngủ. Thức ăn dặm khiến bé ngủ không ngon sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển này.

4. Trẻ dễ bị dị ứng thức ăn

Nguyên nhân gây dị ứng hàng đầu ở trẻ chính là thành phần protein có trong thức ăn. Những protein này không dễ bị phân hủy bởi protease hay tác động nhiệt có thể xâm nhập vào tế bào ruột hay thậm chí vào máu, gây ra phản ứng miễn dịch của cơ thể trước sự xâm nhập của các dị nguyên- ở đây chính là những protein “lạ”. Cơ thể phản ứng lại các tác nhân này bằng cách kết hợp, phân giải các dưỡng bào làm giải phòng hàng loạt các trung gian hóa học gây viêm như histamin, gây ra phản ứng dị ứng.

Trẻ dễ bị dị ứng thức ăn
Trẻ nổi mề đay do dị ứng thức ăn

Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn, thậm chí xuất hiện muộn sau vài ngày. Các triệu chứng có thể gặp: sưng, ngứa họng, rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn buồn nôn, tiêu chảy, nổi ban đỏ, ngứa trên da. Nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí tử vong…Triệu chứng có thể xuất hiện muộn như viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém.

5. Trẻ dễ chán sữa mẹ

Đúng thật là dù bé không thể tiêu hóa tốt thức ăn dặm thì mùi vị đa dạng của chúng cũng hấp dẫn hơn nhiều so với sữa mẹ. Việc cho bé ăn nhiều thức ăn dạm sẽ khiến bé mau chán sữa mẹ. Điều này kéo theo rất nhiều tác động xấu do bé vừa không hấp thu được dinh dưỡng từ thức ăn thay thế, vừa không dược tiếp cận với nguồn dinh dưỡng tốt nhất là sữa mẹ.

Trẻ dễ chán sữa mẹ
Trẻ có thể chán sữa mẹ

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp các mẹ hiểu hơn về sức khỏe và nhu cầu của các con, tránh dẫn để những hậu quả khôn lường.

—- Có thể bạn chưa biết : TOP 5 Sách nuôi dạy con nhỏ tốt nhất

Bạn có biết ???

Để lại bình luận