Top 5 mẹo giúp bạn để lại ấn tượng đầu tốt khi thuyết trình

bởi Góp ý
0 bình luận

Thuyết trình trước hội nhóm, đám đông là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng đối với học sinh, sinh viên và người đi làm, đặc biệt là ở môi trường công sở. Song, không phải ai cũng có khả năng thuyết trình hay, trôi chảy khiến người khác ấn tượng. Hãy để top5kythu mách nhỏ cho bạn một số mẹo nhỏ khiến phần thuyết trình của bạn được thành công hơn nhé.

1. Đừng xin lỗi

Chúng ta thường có xu hướng xin lỗi quá nhiều khi thuyết trình, đặc biệt là khi cảm thấy không tự tin về phần thuyết trình của bạn thân. Vô tình hay cố ý, bạn có thể sẽ nói những câu như: “Chào các bạn, hôm nay mình sẽ thuyết trình về đề tài… nếu có gì sai sót trong bài mong các bạn bỏ qua cho mình nhé!”. Điều này tưởng chừng như là một khởi đầu khiêm tốn, song nó lại có nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực bởi nó sẽ khiến người nghe cảm nhận được sự không tự tin, không chắc chắn của người nói. Vô tình, họ sẽ luôn tìm kiếm những lỗi sai nhỏ nhạt trong bài thuyết trình của bạn. Thay vì nói lời xin lỗi, hãy dạo đầu bằng một giọng văn chững chạc, quyết đoán và tự tin hơn.

Đừng xin lỗi

2. Tránh gây âm thanh gây khó chịu

Trước khi thuyết trình, người nói thường có thói quen kiểm tra micro bằng cách gõ vào mic hay đầu nói “ừm ừm”, “uhm e hèm” hay “alo alo 1234 alo alo”. Đây tưởng chừng là một việc làm cần thiết, quen thuộc, song nó sẽ gây nhiều khó chịu cho khán giả của bạn đấy. Thay vì những âm thanh khó chịu và vô nghĩa, hãy kiểm tra micro bằng cách nói thẳng vào micro: “Các bạn có nghe tôi nói không?”. Điều này vừa giúp bạn trở nên tự tin hơn, vừa gây ấn tượng rằng bạn đang chắc chắn về điều mình đang làm, lại không làm khán giả mất tập trung.

Tránh gây âm thanh gây khó chịu

3. Gợi mở kích thích sự tò mò

Hãy tránh những câu hỏi có-không đơn giản như: “Các bạn có quan tâm về vấn đề abc không?” hay “Các bạn có muốn biết thêm về chủ đề này không?” Những câu hỏi đóng sẽ dễ khiến khán giả có phản ứng tiêu cực hơn nếu bài của bạn không hay hay không thu hút. Thay vì vào ngay vấn đề và hỏi những câu hỏi thẳng thắn, hãy tìm cách dẫn bài nói của mình một cách từ từ và thú vị, gây kích thích sự tò mò của khán giả. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu phần nói của mình bằng một câu chuyện vui có liên quan đến chủ đề thuyết trình của bản thân.

 Gợi mở kích thích sự tò mò

4. Đừng cố gắng kể công mà hãy để người nghe tự cảm nhận giá trị của bài thuyết trình

Hãy chỉ tập trung cao độ vào nội dung cốt lõi của bài thuyết trình. Đâu là thông tin chính yếu nhất mà bạn muốn truyền tải trong bài nói của mình? Đâu là những thông tin bên lề chỉ có giá trị với riêng bản thân bạn? Đừng nói về những nỗi khổ khi bạn chuẩn bị hay quá khoe khoang về những thành tích mình làm được. Tránh xa đà vào những câu chuyện, cảm xúc cá nhân và tập trung vào nội dung của bài thuyết trình cũng chính là cách giúp khán giả tập trung dễ dàng hơn.

Đừng cố gắng kể công mà hãy để người nghe tự cảm nhận giá trị của bài thuyết trình

5. Chào hỏi ngắn gọn

Hãy cân đo đong đếm thời gian của mình và chú ý giới hạn lại khoảng thời gian chào hỏi. Chào hỏi là một bước quan trọng trong một bài nói, nó giúp khán giả biết bạn là ai và hình thành những ấn tượng ban đầu, song, dành quá nhiều thời gian cho phần này chính là một điều lãng phí. Chào hỏi ngắn gọn, súc tích và hiệu quả chính là câu trả lời cho một ấn tượng tốt.

Chào hỏi ngắn gọn

Top5kythu mong rằng bài viết trên đã mang lại nhiều thông tin tham khảo hữu ích dành cho quý bạn đọc. Mong rằng các bạn đã ‘bỏ túi’ được một số mẹo hay để chuẩn bị cho phần thuyết trình của mình.

—- Có thể bạn quan tâm: TOP 5 sai lầm trong giao tiếp khiến bạn gây thù hằn với người khác

Bạn có biết ???

Để lại bình luận