TOP 5 nguyên nhân gây đau khi chớp mắt

bởi Góp ý
0 bình luận

Nháy mắt là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt, do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày.

Ai trong chúng ta cũng có lần bị nháy mắt một cách không chủ ý và mọi người thường bỏ qua điều này. Nhưng nếu nháy mắt khiến bạn thấy bị đau… thì có phải là điều không tốt liên quan đến sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Top-5-nguyen-nhan-gay-dau-khi-chop-mat-1

Nhiệm vụ chính của ‘cái chớp mắt’:

Đó là giữ ẩm và bảo vệ cho mắt bằng cách quét sạch các hạt bụi nhỏ hoặc các chất bẩn có thể gây kích ứng mắt. Ngoài ra, mỗi lần chúng ta chớp mắt, một lượng nhỏ nước mắt sẽ được tiết ra làm ẩm giác mạc và giữ cho mắt không bị khô; Cải thiện sức khỏe của mắt: Chớp mắt cũng giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho mắt, giữ cho chúng luôn được mạnh khỏe. Chớp mắt còn giúp cho hình ảnh được phản chiếu rõ hơn trên võng mạc, nhờ vậy chúng ta sẽ nhìn được rõ hơn; Giúp bộ não thu thập và xử lý thông tin: Chớp mắt cũng là khoảng thời gian nghỉ, giúp não thu thập và xử lý những thông tin đã nhìn thấy được. Bộ não thậm chí còn có thể tự lựa chọn một thời điểm thích hợp sao cho giảm tối thiểu nguy cơ mất thông tin để thực hiện việc chớp mắt.

cái chớp mắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khi chớp mắt, trong đó một số nguyên nhân cần chăm sóc y tế. Đau mắt có thể xảy ra ở toàn bộ mắt hoặc một phần của mắt như khóe mắt, mi mắt.. Dưới đây sẽ là các nguyên nhân có thể gây đau khi chớp mắt, cũng như cách điều trị.

1. Viêm kết mạc

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay bệnh mắt đỏ là tình trạng viêm lớp màng trong suốt bao phủ mắt và mặt dưới của mí mắt. Mạch máu có thể sung huyết và làm cho các phần trắng của mắt có màu đỏ và gây đau. Tình trạng này là do viêm nhiễm hoặc dị ứng, chẳng hạn như sốt hoa cỏ (hay fever) hoặc dị ứng với thú cưng. Viêm kết mạc do viêm nhiễm có thể lây cho người khác.

2. Chấn thương

Đôi mắt dễ bị tổn thương. Những chấn thương cấp tính hoặc các hạt nhỏ có thể làm tổn thương mắt và gây đau. Trầy xước bề mặt mắt (trên giác mạc) là một chấn thương phổ biến có thể dễ dàng xảy ra do cọ xát hoặc va chạm trúng mắt. Đôi mắt cũng có thể bị bỏng do tiếp xúc quá nhiều tia cực tím từ mặt trời hoặc do tiếp xúc với một số chất hóa học.

 Chấn thương

Có 3 loại bỏng hóa chất có thể xảy ra:

  • Bỏng chất kiềm: Đây là loại bỏng nặng nhất và thường do các sản phẩm tẩy rửa có chứa amoniac, xút hoặc vôi.
  • Bỏng chất axit: Những vết bỏng không nghiêm trọng như bỏng chất kiềm; có thể do giấm hoặc một số loại chất đánh bóng có chứa axit hydrofluoric.
  • Chất gây kích ứng: Chất kích ứng hiếm khi làm hỏng mắt, nhưng có thể gây khó chịu. Chúng có thể là chất tẩy rửa hoặc xịt hơi cay.

3. Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng các cạnh của mí mắt trên hoặc mi mắt dưới bị viêm. Viêm mi mắt có thể gây đau khi chớp mắt.

Viêm bờ mi

Tình trạng này có thể do vi khuẩn, tắc nghẽn các tuyến bờ mi hoặc một số bệnh lý da đặc biệt, chẳng hạn như viêm da tiết bã.

4. Mụt chắp

Mụt chắp xảy ra khi các nang lông mi hoặc tuyến dầu trên mí mắt bị nhiễm trùng. Nó làm mí mắt sưng đau khi chớp mắt. Mặc dù bản thân mụt chắp không phải bệnh truyền nhiễm, nhưng vi khuẩn gây ra nó có thể lây truyền sang người khác.

 Mụt chắp

Hầu hết mụt chắp được gây ra bởi các vi khuẩn như Staphylococcus aureus có thể lây sang người khác khi tiếp xúc gần.

5. Viêm thần kinh thị giác

Viêm dây thần kinh thị giác xảy ra khi dây thần kinh thị giác bị viêm, làm gián đoạn việc truyền thông tin giữa mắt và não.

Viêm thần kinh thị giác

Tình trạng viêm này có thể gây đau mắt. Ngoài ra, nó có thể làm giảm thị lực tạm thời và ảnh hưởng đến cảm nhận màu sắc.

—- Có thể bạn quan tâm : Top 5 tuyệt chiêu đơn giản loại bỏ quầng thâm mắt hiệu quả

Bạn có biết ???

Để lại bình luận